Thanh Niênđã có loạt tin,ùngnhaugiảiquyếtnạnbạolựchọcđườtinh hồn giáp tướng bài đề cập nạn bạo lực học đường (BLHĐ), từ ghi nhận, phản ánh thực trạng đến đặt vấn đề, tìm giải pháp với các chuyên gia về giáo dục, người đứng đầu ngành giáo dục; ý kiến của nhà trường, phụ huynh, học sinh (HS)... Thông qua những bài viết đăng tải, Thanh Niên tiếp tục nhận được nhiều phản hồi, ý kiến của bạn đọc (BĐ) đưa ra nhiều góc nhìn, giải pháp sát thực tiễn rất đáng quan tâm.
"CON TÔI CŨNG VỪA TRẢI QUA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"
Thanh Niên cũng nhận được nhiều ý kiến BĐ gửi đến để chia sẻ những câu chuyện của chính con em mình. "Con tôi cũng vừa trải qua BLHĐ. Do bé mới học lớp 4, nên theo tôi mới chỉ dừng ở mức bé bị "khủng bố tinh thần". Rất may gia đình thường xuyên hỏi thăm tình hình con, nên phát hiện sớm và cũng được cô chủ nhiệm hỗ trợ xử lý triệt để", BĐ Dien Thi Tuyet Nhung chia sẻ.
Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: Học sinh giữa những khoảng trống tâm lý mênh mông
BLHĐ càng lúc càng gây hoang mang cho phụ huynh và HS. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là làm thế nào ngăn chặn chấm dứt tình trạng này thì phải đến từ nhiều phía; gia đình nên quan tâm đến con mình, nhà trường giáo dục cho các em kỹ năng sống và nếu vi phạm nên có biện pháp nặng mới có thể răn đe, làm gương.
Duy Long
Khi giáo viên tiếp nhận mọi vấn đề đều phải giải quyết có tình có lý. Nhất là phải thật sự công minh, không bao giờ được phân biệt đối xử thì có vấn đề gì vướng mắc HS đều chia sẻ với giáo viên. Từ đó sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng BLHĐ...
Thế Quyền
Nhiều BĐ thẳng thắn chỉ ra BLHĐ xuất phát từ gia đình và môi trường xã hội còn học đường chỉ là nơi bột phát chứ "không trường học nào dạy bạo lực cả". Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng này nhưng một trong những căn nguyên có thể là tình trạng không ít phụ huynh "động tay, động chân" với nhau tại gia đình, thậm chí còn can dự đến những chuyện phát sinh từ quan hệ giữa HS với nhau trong trường học, để rồi từ đó, sẵn sàng đến trường hành hung bạn học được cho là có mâu thuẫn với con em mình... Bên cạnh đó, phụ huynh không kiểm soát nội dung cho con trẻ tiếp xúc quá sớm, quá nhiều với xu hướng kích động bạo lực qua phim ảnh và môi trường internet, mạng xã hội...
"BLHĐ có thể bắt nguồn từ bạo lực gia đình hoặc ngoài xã hội, phim ảnh... Con trẻ thường hay bắt chước do chưa đủ nhận thức điều gì là tốt - xấu, đúng - sai. Đôi khi có lúc con trẻ cũng tự ý muốn làm "thủ lĩnh" nên tập hợp, lôi kéo nhiều bạn bè theo nhóm mình. Trong những trường hợp này, nên cố gắng cùng nhau tìm ra được sớm nhất những "thủ lĩnh" dạng cá biệt không tốt này để có thể khẩn cấp ngăn ngừa, giảm được nạn BLHĐ trước khi phụ huynh, nhà trường tìm ra những biện pháp căn cơ, có tính lâu dài hơn", BĐ Thanh Hieu góp ý.
UỐN NẮN TỪ TIỂU HỌC
"Muốn BLHĐ không còn nữa thì các em phải được quan tâm, uốn nắn từ lúc học tiểu học vì ở đó mới là dễ phát sinh "mầm mống" bạo lực khi trẻ lên lớp lớn. Việc này đòi hỏi giáo viên phải theo sát các em, nhẹ nhàng chia sẻ, để mắt đến các em có tính cách bất thường, hung hăng. Khi có bạn mách cô bị ăn hiếp hoặc chơi xấu thì thầy, cô không nên phạt bằng cách đánh đòn hay làm các em đó "quê" mà phải cảm hóa, giảng hòa để nâng cao tinh thần thương yêu, đoàn kết với nhau. Còn phía cha, mẹ phải lưu tâm đến con mình nhiều hơn, cố gắng biết tên càng nhiều bạn trong lớp con mình càng tốt. Những lúc gần con, như trong bữa cơm hay trước khi ngủ, hãy khơi gợi, chia sẻ và lắng nghe thì chuyện gì trong trường, trong lớp trẻ cũng sẽ đều tâm sự với mình. Có như vậy thì tương lai gần mới đẩy lùi được BLHĐ", BĐ Nguyen Phuoc Tam đề xuất.
Vụ nữ sinh ở Nghệ An tự tử: ‘Quy định cứng nhưng tình người là mềm’
"Phải lắng nghe HS" - đó là cụm từ mà nhiều BĐ nhắc đến khi đề cập giải pháp để giảm nạn BLHĐ. Theo đó, thầy, cô phải lắng nghe khi HS trình bày mình oan ức, hay cho thấy một vết bầm, thể hiện tâm trạng buồn bã do yếu tố bạo lực từ các bạn trong lớp. Cha mẹ lắng nghe con khi con thổ lộ những câu chuyện ở lớp, ở trường, không bỏ mặc, "thôi kệ"... xem đó là rắc rối của "bọn con nít"; ngành quản lý, các trường học phải nắm bắt, lắng nghe, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề phát sinh, không "giấu chuyện" vì thành tích, "tiếng thơm" của trường...